Định nghĩa
Tiêu chảy mô tả phân lỏng xảy ra thường xuyên hơn hơn bình thường. Tiêu chảy là một cái gì đó trải nghiệm của tất cả mọi người. Tiêu chảy thường có nghĩa là đi thường xuyên hơn vào nhà vệ sinh và một khối lượng phân lớn hơn.
Trong hầu hết trường hợp, dấu hiệu và triệu chứng tiêu chảy thông thường một vài ngày. Nhưng đôi khi tiêu chảy có thể hàng tuần. Trong những tình huống này, tiêu chảy có thể là một dấu hiệu của một rối loạn nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh viêm ruột, hoặc tìn
Tiêu chảy có thể gây ra mất một lượng đáng kể của nước và muối. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy khỏi mà không cần điều trị. Nhưng gặp bác sĩ nếu tiêu chảy kéo dài, trở nên mất nước hoặc nếu có máu trong phân.
Tiêu chảy cấp là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất với trẻ nhỏ. Chăm sóc khi con bị tiêu chảy hẳn là một công việc không đơn giản chút nào.
Tiêu chảy cấp là một trong những chứng bệnh rất quen thuộc và phổ biến nhất đối với trẻ nhỏ. Việc chăm sóc khi con bạn bị tiêu chảy hẳn là một công việc không đơn giản chút nào nếu bạn chưa biết về những biểu hiện của bệnh. Hàng năm, có rất nhiều trẻ em nhập viện vì bệnh tiêu chảy cấp. Nếu không chữa trị kịp thời và dứt điểm có thể dẫn đến tử vong.
Tránh những đáng tiếc xảy ra, xin chia sẽ với các bậc phụ huynh những kiến thức cơ bản về bệnh tiêu chảy ở trẻ em.
Khái niệm
Tiêu chảy – hiện tượng đi ngoài dạng lỏng khó chịu, thường gây ra do nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn, virus hoặc kí sinh trùng. Các bệnh nhiễm trùng dạ dày phổ biến bao gồm các bệnh do vi khuẩn gây ra như E. Coli và một số loại bệnh tiêu chảy do virus gây ra như rotavirus gây tieu chảy ở bệnh sơ sinh. Tất cả các dạng tiêu chảy này rất dễ lây. Bệnh tiêu chảy có thể lây lan qua tay bẩn, thức ăn hoặc nước nhiễm bẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với phân.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy như:
Tiêu chảy do vi khuẩn: trong trường hợp này thường do ngộ độc thức ăn, nhất là mùa hè do thời tiết nóng bức nên uống nước lã, nước đá không được vô khuẩn, thức ăn ôi thiu, thức ăn để lâu ngày, ăn rau sống... Điển hình trong các loại khuẩn gây ngộ độc thức ăn là vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn thương hàn (salmonella), vi khuẩn lỵ (shigella), vi khuẩn tả và vi khuẩn E. Coli cũng là một tác nhân hay gặp trong tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em.
Tiêu chảy do virus: Trong các loại virus đường ruột thì điển hình và hay gặp nhất là rotavirus. Có đến trên 40% tiêu chảy ở trẻ em là do virus này.
Tiêu chảy do kí sinh trùng: Đối với kí sinh trùng đường ruột thì một số loại giun cần được quan tâm. Trong các loài giun thì hay gặp nhất trong bệnh gây tiêu chảy là giun đũa, giun kim. Ngoài giun ra một số loại nấm cũng có thể gây nên tiêu chảy, điển hình là nấm candida albicans.
Lí do trẻ bị tiêu chảy cấp là vì nhiễm trùng đường ruột. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra điều này là do trẻ ăn uống không đảm bảo vệ sinh như đồ ăn ôi thịu, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm.
Ngoài ra, cũng có thể do bố mẹ chưa tạo cho bé thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh. Các bậc phụ huynh cần lưu ý rằng một chế độ ăn uống không hợp lí mất cân bằng cũng có thể dẫn đến tiêu chảy cấp.
Bên cạnh các căn nguyên vừa nêu trên, bệnh tiêu chảy còn có thể gặp do chế độ ăn uống không hợp lí hoặc dùng thuốc kháng sinh, nhất là kháng sinh đường ruột kéo dài.
Điều trị
Tình trạng tiêu chảy cũng là một phản ứng có lợi cho cơ thể nhằm đưa hết những chất lạ có hại cho cơ thể như độc tố hoặc các men do vi khuẩn gây hại tiết ra đi ra khỏi cơ thể (theo cơ chế lấy nước trong cơ thể đưa vào ruột để việc thải chất độc ra khỏi cơ thể được dễ dàng hơn). Cho nên ưu tiên hàng đầu trong điều trị bệnh là làm cân bằng vi sinh vật đường ruột và bù nước, chất điện giải. Các nhóm thuốc ưu tiên sử dung:
Nhóm bù nước và chất điện giải: Oresol là một điển hình. Nước và chất điện giải đóng góp một vai trò quan trọng trong cơ thể chúng ta, chúng tạo ra sự cân bằng về sinh hóa trong cơ thể cho nên nếu thiếu hụt cơ thể sẽ có sẽ có những rối loạn nhất định.
Men vi sinh: Đây thực chất là các vi khuẩn sống được đông khô, khi vào trong ruột chúng sinh sôi rất nhanh tạo ra một đội quân hùng hậu trấn áp các vi khuẩn có hại để lập lại trạng thái cân bằng.
Chất hấp thụ: Attapulgit, than hoạt tính chẳng hạn. Chúng có tác dụng hấp thụ các độc tố, khí hơi trong đường ruột.
Nhóm hỗ trợ: Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân thường có biểu hiện đau bùng, đau quặn thắt ở vùng rốn, tuy nhiên, bệnh nhân không nên tùy tiện điều trị tiêu chảy và chữa đau bụng.
3. Các biện pháp phòng bệnh
Đề phòng trẻ mất nước khi tiêu chảy: nếu thấy trẻ đi tiêu chảy toé 2- 3 lần trong ngày, cần cho trẻ uống oresol để bù nước và điện giải.
Chế độ dinh dưỡng: Với trẻ nhỏ cần phải cho bé bú ngay từ khi mới sinh, đến 6 tháng tuổi cho trẻ ăn bổ sung, thức ăn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tỷ lệ phải thích hợp với độ tuổi.
Vệ sinh trong vấn đề ăn uống: Dụng cụ chế biến và thức ăn phải sạch sẽ, tráng nước sôi trước khi cho trẻ dùng. Các loại quả phải được rửa sạch, gọt vỏ, bóc vỏ…
Vệ sinh môi trường: Nhà trường phải có nguồn nước sạch để phục vụ ăn uống và sinh hoạt cho học sinh, khu vệ sinh của trường phải có đủ hố tiểu, hố tiêu, không để học sinh phóng uế bừa bãi… Rác phải để đúng nơi quy định tránh gây ô nhiễm.
Bài viết trên viết về
Những điều cần biết về bệnh tiêu chảy cấp tính, hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết đến cho bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ.